Hệ thống PM3 – Cà Mau (BDSC) vừa hoàn thành đợt công tác bảo dưỡng sửa chữa của năm 2018, sớm hơn tiến độ.
Tổng Công ty Khí Việt Nam PV Gas là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế. PV Gas có bảy công ty thành viên, bao gồm: Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam PV Gas D (bao gồm Công ty Cổ phần phân phối khí Thấp áp dầu khí Việt Nam tại Miền Bắc, Nhơn Trạch và Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (PV Gas South), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Bắc (PV Gas North), , Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu Khí Việt Nam (PV Pipe), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Công ty liên danh LNG Việt Nam (LNG).b
Đối với hệ thống khí PM3 – Cà Mau, kế hoạch BDSC định kỳ thường được Tổng Công ty Khí Việt Nam/ Công ty Khí Cà Mau (KCM) triển khai trong 14 ngày của Quý III – thời điểm nhu cầu tiêu thụ khí của hệ thống là thấp nhất, nhằm đảm bảo tối ưu hóa lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ, hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng cho đối tác khi phải dừng khí thực hiện BDSC.
Năm 2018 đánh dấu năm thứ 11 Công ty Khí Cà Mau triển khai công tác BDSC cho hệ thống PM3 – Cà Mau và là năm đầu tiên Công ty Khí Cà Mau triển khai công tác BDSC Nhà máy xử lý khí Cà Mau với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Công tác BDSC Hệ thống PM3 – Cà Mau năm 2018 bắt đầu ngày 24/8/2018 và hoàn thành ngày 04/9/2018 (sớm 02 ngày so với kế hoạch lập ra). Trong thời gian này, KCM đã chủ động thực hiện 55/55 đầu việc BDSC đột xuất; Phối hợp với Công ty Dịch vụ Khí hoàn thành 172/172 đầu việc BDSC ngăn ngừa; Phối hợp Ban Quản lý Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau cùng Nhà thầu Posco thực hiện tháo lắp, kiểm tra bên trong tháp De-ethanizer của Nhà máy xử lý khí Cà Mau và khởi động lại Nhà máy.
Với 228 đầu việc cần hoàn thành (tăng gấp 04 lần so với các năm trước), số lượng nhân sự BDSC, giám sát và nhà thầu có mặt tại công trường thường trực gần 200 người (tăng gần gấp đôi so với các năm trước), điều này đòi hỏi công tác quản lý an ninh an toàn phải chặt chẽ và công tác kế hoạch phải được chuẩn bị cẩn thận, chính xác. Với đội ngũ nhân sự kỹ thuật còn trẻ tuổi, chỉ mới tiếp nhận vận hành Nhà máy xử lý khí Cà Mau được hơn 08 tháng, đợt BDSC dừng khí năm 2018 vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội để học hỏi thêm những kiến thức mới cũng như kinh nghiệm từ Công ty Dịch vụ Khí, Ban Quản lý Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau.