PV GAS tiếp tục được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

      Comments Off on PV GAS tiếp tục được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

Giá trị vốn hóa, căn cứ theo lượng cổ phiếu lưu hành và thị giá cổ phiếu, là chỉ tiêu đánh giá một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Theo thống kê của FiinGroup, Top10 doanh nghiệp giá trị nhất hai sàn niêm yết và thị trường UPCoM Việt Nam năm 2019 có tổng vốn hóa gần 88 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2018, với 9 trên 10 cái tên đã góp mặt từ bảng xếp hạng năm trước. Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCT (PV GAS/PetroVietnam Gas) giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng này.

Tổng Công ty Khí Việt Nam PV Gas là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế. PV Gas có nhiều công ty thành viên, bao gồm: Công ty Bọc ống Dầu khí (PV COATING), Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D), Công ty Khí miền Nam (PV Gas South), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Bắc (PV Gas North), Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu Khí Việt Nam (PV Pipe), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Công ty liên danh LNG Việt Nam (LNG).

Danh sách Doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán năm 2019 tiếp tục gọi tên thứ hạng cao nhất là Vingroup, với quy mô 16,7 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2018; Đà tăng chủ yếu nhờ thị giá cổ phiếu VIC đã tăng 21%, từ mức 95.300 đồng lên 115.000 đồng.

So với bảng xếp hạng năm ngoái, những vị trí còn lại trong top 5 đều có sự biến động. Vietcombank vươn lên vị trí thứ hai về vốn hóa, còn Vinhomes và Vinamilk cùng giảm một bậc, xuống vị trí thứ ba và tư. Vị trí còn lại trong top 5 thuộc về BIDV.

Sự bứt phá của nhóm ngân hàng, với hai đại diện trong top 5 là Vietcombank và BIDV, đến từ đà tăng mạnh của hai cổ phiếu này trong những tháng cuối năm. VCB kết thúc năm 2018 với thị giá hơn 53.000 đồng, đã tăng lên hơn 90.000 đồng vào cuối năm 2019. So với cuối năm 2018, giá trị vốn hóa của Vinhomes chỉ tăng 13%, còn Vinamilk giảm 3%, sự thay đổi có phần khiêm tốn so với những cái tên còn lại.

Các doanh nghiệp tiếp theo trong bảng xếp hạng: PV GAS, ACV, Sabeco và Techcombank là những doanh nghiệp đã có tên trong top 10 từ năm 2018, trong khi VietinBank là cái tên lần đầu xuất hiện. PV GAS và VietinBank cùng có mức tăng giá trị vốn hóa 8% trong năm 2019. Ba doanh nghiệp không tăng trưởng vốn hóa so với năm 2018, đó là giá trị của Sabeco giảm 15%, ACV giảm 13%, còn Techcombank giảm 9%. SAB, một trong những cổ phiếu đắt giá nhất sàn chứng khoán, nhưng lại nằm trong nhóm có biên độ dao động cao nhất. Cổ phiếu này bắt đầu năm 2019 với vùng giá dưới 250.000 đồng, tăng lên mức đỉnh gần 290.000 đồng vào giữa năm, nhưng giảm mạnh trong 4 tháng cuối năm về 228.000 đồng.

Trong đó, CTG lọt vào top 10 vốn hóa không hẳn do đà tăng cao, mà do MSN – cổ phiếu đứng thứ 10 trong danh sách vốn hóa năm 2018 – giảm quá mạnh.

Bảng đánh giá độc lập Doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán năm 2019 được công bố bởi FiinGroup ngày 6/1/2020. Được thành lập vào năm 2008, FiinGroup JSC (tiền thân là StoxPlus JSC) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin tài chính, thông tin kinh doanh, và dịch vụ tư vấn – nghiện cứu thị trường tại Việt Nam. Vào tháng 10/2014, FiinGroup hợp tác đầu tư chiến lược và trở thành cô̂ng ty liên kết của Tập đoàn truyền thông và thông tin hàng đầu Nhật Bản là Nikkei Inc. và QUICK Corporation. Với sự hỗ trợ Nikkei, FiinGroup trở thành doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực thông tin tài chính và thông tin kinh doanh tại thị trường Việt Nam; cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh, nghiên cứu ngành và các dịch vụ cao cấp khác.

Thứ tự xếp hạng 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Từ cuối năm 2019, FiinGroup chính thức ra mắt sản phẩm công nghệ tài chính: Nền tảng phân tích dữ liệu chứng khoán với thương hiệu FiinTrade. FiinTrade được thiết kế để giúp thông tin toàn diện, bao gồm dữ liệu giao dịch, dữ liệu cơ bản, các công cụ phân tích dữ liệu và hiển thị đa chiều, cũng với các phân tích với hệ thống đánh giá sức khỏe và xếp hạng doanh nghiệp trong từng nhóm ngành. Nền tảng này cũng bước đầu cung cấp các phân tích cơ bản đến chuyên sâu dựa trên số liệu về thị trường và cổ phiếu, một cách độc lập bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của FiinGroup.

“Tuy nhiên, hiện các hệ thống thông tin và dữ liệu quốc tế như Bloomberg hay Eikon của Refinitive quá đắt đỏ, và chưa được Việt hóa để phù hợp với người dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, khác với các thị trường khác, Việt Nam vẫn là thị trường giao dịch bởi các nhà đầu tư cá nhân với hơn 2 triệu tài khoản giao dịch hàng ngày chiếm hơn 70% giá trị giao dịch, và họ gần như chưa được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin đa chiều, độc lập và hữu ích để có thể hỗ trợ việc phân tích và ra quyết định đầu tư hoặc trading. Vì vậy, FiinTrade ra đời để phục vụ các nhà đầu tư Việt Nam, cùng các tính năng được thiết kế phù hợp với nhu cầu và thói quen của họ” theo bà Trương Minh Trang – Giám đốc Điều hành Cấp cao, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính của FiinGroup.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên xuất hiện hệ thống đánh giá các cổ phiếu Việt Nam dựa trên phương pháp luận và hệ thống dữ liệu của FiinGroup. Nền tảng FiinTrade cũng đưa ra hàng ngàn tín hiệu khác nhau cảnh báo nhà đầu tư các thay đổi theo thời gian thực về giao dịch, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cũng như về các thay đổi của doanh nghiệp.

Đây là sản phẩm công nghệ thuần Việt và do đội ngũ hơn 30 người bao gồm cả các chuyên viên môi giới và traders lâu năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển với nền tảng công nghệ mới nhất. Sản phẩm cũng được thiết kế với sự tham gia tư vấn của QUICK – đơn vị chiếm tới hơn 90% thị phần thông tin chứng khoán tại Nhật Bản và là công ty con của NIKKEI – đối tác chiến lược của FiinGroup.

Thực tế là các nhà đầu tư và kể cả chuyên viên môi giới ở Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu thông tin và thiếu công cụ hỗ trợ để thực hiện giao dịch, hoặc tư vấn khách hàng. Điều đó khiến họ khó có thể trở thành chuyên viên tư vấn giao dịch hoặc đầu tư hoặc quản lý tài sản đúng nghĩa trong xu thế ngành tài chính hiện nay. Chúng tôi đã khảo sát và thấy rằng các hệ thống lõi giao dịch giữa các công ty chứng khoán tương đối giống nhau, và sự khác biệt giữa họ chủ yếu là ở khâu dịch vụ của họ và đặc biệt là chất lượng của tư vấn viên, chất lượng của công tác nghiên cứu và phân tích.

Không ngừng phát triển và luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tài chính và phân tích dữ liệu để phục vụ các ngành khác nhau của Việt Nam trong đó có ngành Chứng khoán.